-----------------
  • Tin tức sự kiện

    Áo nhật bình tăng: Trang phục hữu dụng cho các vị hành giả.

    07-09-2018 22:49

    Nếu bạn là người hướng theo tu vi phật pháp đạo phật. Chắc hẳn, bạn sẽ phải thường xuyên lễ bái cúng kiến tổ tiên ở nhà, thờ phụng thăm kiến chùa chiền, miếu thờ các vị phật, thánh thần bốn phương. Nhưng bạn phải hiểu rằng phải chọn đúng trang phục khi đến những nơi có phong tục trang nghiêm tôn gió lớn như vậy. Vậy thì áo nhật bình tăng chính là một trong những trang phục phù hợp nhất dành cho các vị hành giả hi đến chùa, hay khi thực hiện việc thờ cúng.

    Áo nhật ình tăng là chiếc áo có nguồn gốc ra đời như thế nào?

    Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội , được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.Một số quốc gia giữ gìn tốt bản sắc văn hóa y phục thường bắt buộc công dân nước mình mặc y phục truyền thống và trong một số tình huống phải mặc quốc phục . Tây Tạng và Bhutan là hai nơi có quy định đặc biệt này: Người nam phải mặc gho và kera, trong khi người nữ phải mặc kira và toego.

    Lịch sử áo phật pháp ở Việt Nam.

    Nhưng đến khi đất nước chúng ta được độc lập, thoát khỏi sự thống trị của Trung Hoa, thì đến thời Đinh, pháp phục của tu sĩ Việt Nam mới được chế định. Và đến đỉnh cao của Phật giáo đời Lý Trần, áo mão của Tăng sĩ do vua ban tặng theo phẩm bậc của triều đình. Tuy nhiên, các nhà sư dân dã vẫn mặc y phục theo người dân Việt Nam. Truyền thống này vẫn còn tồn tại ở Phật giáo miền Bắc nước ta dưới hình thức chít khăn đen và áo nhuộm màu bằng vỏ cây, cũng như tu sĩ được thí chủ cúng dường vải màu nào thì may y màu đó. Vì vậy, có thể nói pháp phục của tu sĩ nước ta không đồng màu, không đồng loại vải, không đồng hình thức. Cho đến năm 1952, khi Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời mới quy định lại vấn đề pháp phục như sau: Đối với cư sĩ thì mặc áo tràng năm thân màu lam. Sa di thì mặc áo nhật bình màu lam. Tỳ kheo mặc áo tràng màu nâu. Tỳ kheo Ni mặc áo tràng màu lam. Và khi làm lễ, để phân biệt Tăng Ni, chư Tăng mặc y hậu màu vàng và chư Ni mặc y vàng, hậu màu lam. Tuy quy định y màu vàng, nhưng người mặc y màu vàng chanh, người mặc y màu vàng nghệ, thành ra có nhiều y màu vàng khác nhau. Đến năm 2005, trước sự khác biệt nhiều y màu vàng như vậy, Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã khởi xướng Tăng Ni nên mặc y cùng một màu là màu vàng hoại sắc, thì kể từ đây mới có màu y thống nhất cho Tăng Ni. Và hiện nay, 80 phần trăm Tăng Ni của các tỉnh thành đã hưởng ứng việc thống nhất mặc màu y màu nâu. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam còn có hệ Nam tông vẫn mặc y theo truyền thống Nguyên thủy và Phật giáo Khất sĩ mặc pháp phục riêng, nhưng cũng chọn màu nâu sắc theo chủ trương của Giáo hội chúng ta.

    Ý nghĩa phong thủy của áo nhật bình tăng là gì?

    Riêng chiếc áo nhật bình, phải nói đó là một sáng tạo độc đáo của Hòa Thượng. Chiếc áo nhật bình có thể được xem như biến tấu của một chiếc áo tứ thân, đặc biệt vẫn còn giữ chiếc yếm trên cổ, được gài ngang bằng nút thắt để tránh bị bung ra khi đi đứng hay làm việc, biểu hiện sự kín đáo, nghiêm túc. Ngoài hàng nút bấm còn có hàng nút thắt bên ngoài và một đường vải lót bên trong, rất sáng tạo. Gần đây, người ta có may loại áo nhật bình lở tức là kiểu áo nhật bình được cắt ngắn, nhưng nó chỉ thay thế được áo vạt khách, chứ áo dài để đi ra thì không gì qua áo nhật bình. Màu nâu hay màu đen, tăng hay ni, áo nhật bình đều thích hợp, và đặc biệt chiếc áo này càng cũ lại càng đẹp.

    Sở dĩ áo nhật bình tang có nhiều nút là để mỗi khi bận áo, vị Sadi để tâm mình trụ nơi hàng nút, cài hết hàng nút áo này từ trên xuống dưới. Cài nút xong là một tay cầm lai áo ở phía dưới, một tay chằng ở giữa thân áo sao cho thẳng thớm, rồi mới được đi đâu thì đi. Như vậy, bận áo tức là tu, thân ở đâu thì tâm ở đó, chậm rãi, khoan thai, không được chạy nhảy. Nếu thực hành đúng như vây, chiếc áo này sẽ giúp vị Sadi không phóng tâm lung tung, đi đứng nằm ngồi tề chỉnh oai nghi.

    Hiện shop có rất nhiều mẫu áo xin quý vị liên hệ số 0981.21.7979 để chúng tôi gửi hình ảnh các mẫu áo của bên cửa hàng hiện có

     Chat với Tượng Tâm Linh