-----------------
  • Tin tức sự kiện

    Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG: NAI VÀNG chầu PHÁP LUÂN

    18-10-2024 19:25
    Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG: NAI VÀNG chầu PHÁP LUÂN
    Trong Phật giáo mật tông, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh pháp luân ở giữa hai con nai vàng.
    Biểu tượng này luôn được đặt trên nóc các tu viện, tỏa sáng lấp lánh như một vương miện của Chánh Pháp, hay trên các lư hương mật tông…
    Vậy nó có ý nghĩa cát tường như thế nào?
    1. Pháp luân tám nan hoa biểu trưng cho lần thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật sau khi Ngài chứng đắc. Giáo lý đầu tiên và quan trọng bậc nhất Ngài giảng là Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển (vườn nai), ngày nay là Varanasi thuộc Ấn Độ.
    2. 8 nan hoa biểu trưng cho sự cát tường, cho bát chánh đạo. Trong mật tông, số 8 mang ý nghĩa cát tường may mắn. Ví dụ: 8 biểu tượng cát tường, 8 món cúng dường…
    3. Vòng quay pháp luân vô tận tượng trưng cho sự trường tồn của giáo pháp.
    4. Hai con nai (một số nơi khắc nai đực có sừng) thể hiện phẩm chất hiền lành, từ bi, duyên dáng của người Phật tử.
    Biểu tượng Nai và luân xa đã xuất hiện trong các tín ngưỡng Ấn Độ từ trước khi Phật giáo xuất hiện. Tuy nhiên việc sử dụng Pháp luân ở giữa thay thế cho các tôn giáo cổ khác thể hiện sự ưu việt của Phật giáo: có thể giúp chúng sinh thoát khỏi gốc rễ của khổ đau và luân hồi.
    Một trong những ưu điểm lớn nhất của Phật giáo là luôn gắn bó với truyền thống và văn hóa của người dân, thâm nhập hài hòa và giáo hóa chúng sinh một cách linh hoạt uyển chuyển.
    Kể từ khi Đức Phật nhập diệt tới nay, biểu tượng nai vàng chầu pháp luân vẫn luôn là một trong những hình ảnh phổ biến nhất trong Phật giáo Kim Cương thừa.
    Chúc cho giáo pháp luôn trường tồn với thời gian.
    Chúc cho tất cả Phật tử đều là cánh tay nối dài của giáo pháp.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🏻
     Tư Vấn 0981217979
    error: Content is protected !!